Hiện nay, với sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin, công với việc cho ra đời nhiều nền tảng Platform có tính độc đáo, có hệ tính năng đa dạng từ đó giúp cho lập trình viên sẽ có những sáng tạo mới cho sản phẩm trở nên dễ dàng hơn. Ngoài ra, Platform còn giúp lập trình viên tiết kiệm được thời gian hoàn thành sản phẩm, cũng như đưa ra sản phẩm hoàn thiện hơn, đạt được những tiêu chuẩn mà việc thiết kế web chuyên nghiệp yêu cầu, cũng như thiết kế đa ứng dụng. Nền tảng Platform rất quan trọng và cần thiết với những người lập trình viên bởi nó giúp họ có thể làm việc dễ dàng hơn. Nền tảng Platform cũng khá phát triển trong nhiều ngành công nghiệp. Một trong số đó là Platform trong lĩnh vực Mobile.
Trong lĩnh vực Mobile, những nền tảng Platform gồm có: Android, IOS, Blackberry, Windows Phone. Đây đều là những nền tảng mà người dùng quen gọi với cái tên “hệ điều hành” và chúng tồn tại những đặc điểm khác nhau.
Nền tảng đang được sử dụng nhiều nhất hiện nay là Android. Nền tảng này là hệ điều hành dựa trên platform của Linux, là một nền tảng Platform được những lập trình viên viết, phát hành ở dạng mã nguồn mở và được phân phối một cách tự do. Chính vì vậy mà hiện tại, Android đang được tối ưu và càng ngày càng được bổ sung theo đó nhiều tính năng độc đao. và đang trở thành một nền tảng của điện thoại thông minh phát triển – phổ biến nhất trên thế giới, được nhiều công ty công nghệ trên thế giới lựa chọn sử dụng nếu cần đến hệ điều hành không quá nặng nề và khả năng tinh chỉnh, giá thành rẻ mà chạy tốt trên thiết bị công nghệ cao.Ban đầu, Android được thiết kế với mục tiêu là chạy tốt trên máy tính bảng và điện thoại. Tuy nhiên sau đó, Android đã xuất hiện trên máy chơi game, trên Smart TV và nhiều thiết bị điện tử khác..
Giao diện người dùng của Android dựa trên nguyên tắc tác động trực tiếp, sử dụng cảm ứng chạm tương tự như những động tác ngoài đời thực như vuốt, chạm, kéo dãn và thu lại để xử lý các đối tượng trên màn hình.
Nền tảng Android có những ưu điểm nổi bật như: Đây là hệ điều hành có mã nguồn mở nên khả năng tuỳ biến cao, có thể tùy ý chỉnh sửa mà không có sự can thiệp hay cấm cản từ Google; Đa dạng sản phẩm, rất nhiều hãng điện thoại, thiết bị công nghệ đã ưu ái chọn Android cho thiết bị của họ, giá cả thì hợp lý từ bình dân đến cao cấp; Kho ứng dụng Google Play Store đồ sộ; Thân thiện và dễ sử dụng; Khả năng đa nhiệm, chạy cùng lúc nhiều ứng dụng cao.
Nhưng cũng do tính chất mã nguồn mở mà nhiều nhiều phần mềm không được kiểm soát có chất lượng không tốt hoặc lỗi bảo mật vẫn được sử dụng, dễ nhiễm virut độc hại; Kho ứng dụng quá nhiều dẫn đến khó kiểm soát chất lượng, thiếu các ứng dụng thật sự tốt. Sự phân mảnh lớn và cập nhật không tự động với tất cả thiết bị. Khi một phiên bản hệ điều hành mới ra mắt, không phải tất cả sản phẩm đều được cập nhật, thậm chí nếu muốn trải nghiệm bạn thường xuyên phải mua mới thiết bị.
Nền tảng thứ hai là IOS. IOS là một nền tảng Platform được các nhà lập trình viết, sử dụng phổ biến trên các những thiết bị di động chạy Apple. Khi mới ra đời, IOS được viết và phát triển để chạy trên điện thoại Iphone, nhưng hiện tại nó lại được mở rộng và chạy trên nhiều thiết bị khác của Apple như là Ipad, Ipod Touch và Apple TV. Đây là Nền tảng ổn định, ứng dụng có khả năng tương thích cao. Ứng dụng trên iOS có thể hoạt động mượt mà vì chỉ được tối ưu hóa cho các thiết bị của Apple, độ tin cậy và bảo mật cao, chu kỳ ra mắt là một năm, ứng dụng phong phú, chất lượng và cập nhật nhanh hơn khi có phiên bản mới. Dù nền tảng này có nhiều ưu điểm nổi bật nhưng vẫn còn những hạn chế cần khắc phục như: Không thể chạy nhiều ứng dụng cùng lúc trên màn hình, trao đổi dữ liệu đều phải qua iTunes gây bất tiện và tốn thời gian vì đây là con đường duy nhất, khả năng tuỳ chỉnh hạn chế và iOS chỉ có thể đi kèm với iPhone, trong khi giá các thiết bị Apple thì không hề dễ chịu tí nào.
Nền tảng thứ ba là Blackberry là một nền tảng của platform dùng để thiết kế phần mềm. Blackberry được phát triển bởi hãng Research In Motion (RIM) trên các dòng sản phẩm cầm tay. Nhiệm vụ chính của nó là cung cấp cho điện thoại nhiều khả năng khác nhau. Nền tảng BlackBerry OS nó cung cấp cho sản phẩm khả năng đa nhiệm, sử dụng chính trên những thiết bị có phương pháp nhập đặc biệt và thường là màn hình cảm ứng hoặc là Trackball. Nền tảng này có ưu điểm là Cung cấp giải pháp tiện lợi và nhanh chóng cho người dùng cuối, kết hợp được các tệp tin của người dùng và nhà cung cấp, quy mô lớn, quản lý được sự thay đổi phức tạp của thị trường. Tuy nhiên, mô hình này không thể quản trị trải nghiệm người dùng đầu cuối một cách hiệu quả, chi tiết và chuyên nghiệp như các mô hình nền tảng truyền thống.
Nền tảng Windows Phone là hệ điều hành của Microsoft dành cho các smartphone của mình. Windows Phone khác với Windows Mobile là tập trung chính vào sự phát triển Marketplace, nơi này những nhà phát triển hoàn toàn có thể cung cấp được sản phẩm (có phí hoặc miễn phí) cho người dùng. Windows Phone bắt đầu được bán ra thị trường vào tháng 10/2010, ở Châu Á thì vào đầu năm 2011. Khi viết ứng dụng cho điện thoại hay các smartphone dùng hệ điều hành Windows Phone tức là người sản xuất đã chọn platform windows phone để làm việc. Lúc này, các ứng dụng của họ sẽ được bày bán trên chợ ứng dụng marketplace.
Ngoài 4 platform trên thì còn rất nhiều platform khác cho mobile như j2me, webos, ubuntu…nhưng không phổ biến.
Nền tảng platform ngày càng quan trọng trong cuộc sống. Nền tảng platform sẽ giúp nhận ra thế giới xung quanh ngày càng đa dạng và thú vị!